Barebone Là Gì
Bạn đã từng nghe vềBarebone – một dạng máy tính khuyết nhưng vẫn chưa biết rõ cấu tạo của nó. Nócó những bộ phận nào, chức năng của chúng ra sao? Hôm nay, hoidapthutuchaiquan.vn chia sẽ với các bạn về PSU, Barebone, Chassis, Mainboard là gìvà mối liên quan của chúng.
Bạn đang xem: Barebone là gì

Máy tính Barebone
1. Tìm hiểu vềcác máy tính Barebone
Barebone là gì?
Barebone là loại máy tính khuyết,thiếu các thành phần quan trọng như RAM, CPU và ổ cứng. Để hoạt động đượcbarebone, bạn cần lắp thêm CPU, RAM và ổ cứng cho nó. Sự có mặt của máy tínhbarebone là do một số người muốn tận dụng các thành phần linh kiện đã có thayvì mua nguyên dàn máy tính hoàn chỉnh.

Barebone là gì?
Một máy tính Barebone thường baogồm: Chassis (vỏ thùng, case), PSU (nguồn), Mainboard (bo mạch chủ). Máytính Barebone có nhiều loại như rackmount (nằm ngang) hoặc tower (dạng đứng) vàcác thành phần đi kèm như ở đĩa, thiết bị tản nhiệt,…
Một số lợi ích của máy tính Barebone:
- Chi phí rẻ hơn so với máy tínhthông thường.
- Tiết kiệm không gian nhờ kíchthước nhỏ gọn.
Xem thêm: Định Nghĩa Tố Chất Là Gì ? Tố Chất Để Trở Thành Lãnh Đạo Là Như Thế Nào
- Dễ dàng tùy chỉnh và bạn chỉ phảitrả tiền cho những thứ bạn cần.
- Hiệu suất tốt mặc dù kích thướcnhỏ.
PSU là gì?
PSU (tên đầy đủ là Power SupplyUnit) là bộ nguồn máy tính. Nó cung cấp nguồn điện cho toàn bộ hệ thống. PSUcũng là thiết bị quyết định tuổi thọ, độ bền, sự ổn định của toàn bộ hệ thống cứngcó trên máy tính. Chính vì vậy, khi chọnmua PSU các bạn nên chọn mua loại có tên tuổi và chất lượng như CORSAIR, Antec,Gigabyte, Thermaltake hay Seasonic,… Để đảm bảo độ bền cho các phần cứng trongmáy tính.

Power Supply Unit
Nguyên lý hoạt động của PSU làchuyển đổi dòng điện xoay chiều AC thành dòng điện một chiều DC cung cấp nănglượng cho các linh kiện máy. Đơn vị công suất của nguồn là Watt (viết tắt là W)thể hiện sức mạnh của nguồn. Khi mua bộ nguồn các bạn phải chú ý đến những điềunày:
- Total Power: là công suất tổng
- Continuous Power: là công suất ổn định
- Peak Power: là công suất đỉnh
Khi mua nguồn điện thì bạn nên mua số nguồn là Total Powerhay Continuous Power. Còn số nguồn là Peak Power thì phải cân nhắc, vì nó làcông suất cao nhất mà nguồn đạt được trong vài mili giây.
Chassis là gì?
Chassis hay còn gọi là thùng máy,là linh kiện máy tính. Nó có chức năng giúp bảo vệ các thiết bị phần cứng nhưRAM, CPU, ổ cứng HDD, Main,… Trong máy. Đối với máy tính để bàn PC thì được gọilà Case máy tính, với máy chủ (serve) thì được gọi là Chassis.

Chassis – thùng máy
Chassis máy chủ có 3 dạng chính:
- Rack Mount Serve: có dạng nằm ngang, có nhiều giá đỡ bên trong vớinhiều kích thước khác nhau giúp bạn có thể lắp đặt dễ dàng.
- Tower Server: có dạng đứng hay dạng tháp. Đây là thùng máy dạng đứngkiểu như case của máy tính để bàn PC.
- Blade server: được thiết kế cho các hệ thống máy chủ server dày đặc.
Mainboard là gì ?
Mainboard (Bo mạch chủ) hay còn gọitắt là Main là bảng mạch điện tử trên máy tính với các khe cắm để kết nối cáclinh kiện, thiết bị ngoại vi với nhau như: CPU, RAM, PSU8, bàn phím, chuột,… Đểtạo thành bộ máy tính hoàn chỉnh.

Bo mạch chủ
Mainboard có vai trò kết nối cáclinh kiện với nhau, điều khiển các thiết bị, điều phối dòng điện, xử lý tín hiệuâm thanh và cung cấp xung nhịp chủ để đồng bộ sự hoạt động của toàn hệ thống.
Mainboard có cấu tạo từ các thànhphần chính sau:
Đế cắm CPU: Hay còn gọi là socket. Đây là bộ phận dùng để kết nối vớiBộ vi xử lý CPUthông qua các chân socket. Số socket càng lớn thì thích hợp cho dòng chip cànghiện đại.
Xem thêm: Tma Là Trường Gì - Trường Đại Học Thương Mại
Chip cầu Bắc và chip cầu Nam: Mainboard có 2 chipset quan trọng làNorth Bridge và South Bridge. Chip cầu Bắc có nhiệm vụ điều khiển trực tiếp cácthành phần có tốc độ hoạt động nhanh như CPU, RAM và card đồ họa. Ngoài ra,chip cầu Bắc còn trao đổi dữ liệu trực tiếp với chip cầu Nam. Chính vì thế,Chip cầu Bắc quyết định độ mạnh và giá thành của mainboard.
Chip cầu Nam có nhiệm vụ điều khiểncác thành phần có tốc độ chậm hơn như giao tiếp ổ cứng, USB, hay âm thanh.
Các khe cắm mở rộng: cho các bo mạch chủ mở rộng như Card đồ họa,card mạng rời,… Các giao tiếp với các thiết bị ngoại vi như loa, chuột, bànphím, USB đã được tích hợp.
2. Mối liên hệ giữaBarebone, PSU, Chassis và Mainboard
Qua những phần giới thiệu ở trên,có thể bạn cũng đã hiểu mối liên hệ giữa Barebone, PSU, Chassis và Mainboard.Chúng có mối liên hệ mật thiết và thống nhất để cấu tạo nên một máy tính.Barebone là máy tính khuyết chứaChassis (vỏ thùng), PSU (nguồn), Mainboard (bo mạch chủ). Chassis là vỏ thùnggiúp bảo vệ các linh kiện bên trong. PSU là nguồn cung cấp điện cho toàn bộ hệthống. Còn Mainboard là bảng điện tử kết nối các linh kiện còn thiếu của mộtmáy tính hoàn chỉnh như: CPU, RAM, bàn phím, chuột,…
Tóm lại, các thành phần trên là bộphận của một máy tính được lắp đặt theo yêu cầu của người dùng nhằm giúp giảmchi phí thay vì mua máy tính mới. Khi đã hiểu được những thông tin trên thì cácbạn cũng có thể tạo một barebone hoặc sắm một barebone từ một địa chỉ uy tín đếtiết kiệm chi phí mua máy mới mà hiệu suất vẫn tốt.
Cảm ơn bạn đọc đã tham khảo bài viết, kính chúc các bạn sẽcó sự lựa chọn hài lòng nhất.