CÁC INDICATOR HIỆU QUẢ
Các nhà đầu tư đều muốn xác định được xu hướng của thị trường và sức mạnh tương đối của chúng để xác định điểm vào lệnh.
Bạn đang xem: Các indicator hiệu quả

Top 4 Indicator xu hướng hiệu quả trong giao dịch
Đường trung bình động- Moving Average
Mục đích khi sử dụng indicator xác định xu hướng là nhằm tìm kiếm các tín hiệu để vào lệnh mua hoặc bán. Chỉ báo đầu tiên được các nhà giao dịch hay sử dụng nhất là đường trung bình động (moving average). Mục đích của đường trung bình động đơn giản MA thể hiện giá đóng cửa trung bình trong một chu kỳ nào đó. Chúng ta cùng xem hai ví dụ dưới đây: một đường trung bình động dài hạn và một đường trung bình động ngắn hạn.

Trong ví dụ trên hình sử dụng đường EMA 50 (màu xanh) và EMA 200 (màu cam). Chúng ta xác định được xu hướng tăng khi giá nằm trên đường trung bình động; và đường trung bình động 50 chu kỳ nằm phía trên đường 200 chu kỳ. Ngược lại sẽ áp dụng với xu hướng giảm. Sự kết hợp này làm tăng tính hiệu quả trong việc xác định xu hướng. Ngoài ra, sự giao nhau giữa các đường trung bình động là dấu hiệu giá có thể sắp đảo chiều.
Thông thường các trader sẽ có một cặp đường trung bình động mà họ cho là sự kết hợp tốt nhất. Tuy nhiên trên thực tế không có sự kết hợp nào là hoàn hảo cả. Những nhà giao dịch đạt được lợi nhuận nhiều nhất khi kết hợp với phương pháp giao dịch phù hợp với khung thời gian. Xu hướng như được báo hiệu bởi chỉ báo này sẽ được sử dụng cho các trader biết họ nên giao dịch dài hạn hay ngắn hạn.
MACD Histogram
MACD Histogram là chỉ báo mà nhiều nhà giao dịch ưa chuộng. Chỉ báo vừa có thể nhận dạng được xu hướng lại có thể xác định lực của xu hướng. Các giá trị của chỉ báo MACD Histogram được tính toán từ các đường trung bình di động. Các chức năng nhận dạng xu hướng không hề thua kém đường trung bình động MA. Ngoài ra, việc sử dụng công thức trung bình trượt hàm mũ cũng đã hạn chế được phần nào độ trễ của chỉ báo, giúp nhà giao dịch kịp thời phát hiện xu hướng.
MACD Histogram gồm có đường MACD, đường Signal (tín hiệu) và phần Histogram.
Vị trí giữa đường MACD và đường tín hiệu Signal: đường MACD nằm trên đường Signal thì thị trường đang trong ở trong xu hướng tăng. Khi đường MACD nằm dưới đường Signal thì thị trường đang ở trong xu hướng giảm.Histogram: Nếu Histogram dốc lên thì thị trường đang ở trong xu hướng tăng. Trường hợp nếu Histogram lao dốc thì thị trường đang ở trong xu hướng giảm. Tín hiệu này đặc biệt có hiệu quả cao trong dài hạn.
Như vậy, các tín hiệu của MACD Histogram giúp nhà giao dịch xác định lực của xu hướng hiện tại. Khi các tín hiệu phân kỳ hay hội tụ giữa đường MACD và đường giá hoặc giữa Histogram và đường giá sẽ cảnh báo khả năng có thể đảo chiều xu hướng khi đà của xu hướng hiện tại dần yếu đi.
Sử dụng chỉ báo Bollinger Bands
Bollinger Bands hay dải Bollinger là chỉ báo được tạo ra thông qua sự kết hợp giữa đường trung bình động và độ lệch chuẩn giá. Đây là một chỉ báo có ích khi sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Chỉ báo giúp các trader xác định được xu hướng đảo chiều một cách tối ưu.
Xem thêm: Lý Thuyết Ngẫu Lực Là Gì ? Ngẫu Lực Là Gì? Ngẫu Lực Là Gì
Để xác định các tín hiệu này thì chúng ta phải quan sát dải Bollinger nằm giữa Middle Band. Theo đó:
Giá nằm trên dải giữa Middle Band, xu hướng sẽ tăng và trường hợp ngược lại với xu hướng giảm.Trong trường hợp khoảng cách giữa dải trên và dải dưới dần mở rộng ra, đây là một báo hiệu của một xu hướng sắp kết thúc.Hoặc nếu khoảng cách giữa dải trên và dải dưới thu hẹp dần thì chứng tỏ dấu hiệu xuất hiện của một xu hướng mới.Dải Bollinger là một chỉ báo biến động gồm có một đường trung bình động và hai dải band bên trên và bên dưới. Một trong những ưu điểm nổi bật của chỉ báo là bạn có thể sử dụng nó cả trong thị trường xu hướng và thị trường phạm vi.

Nếu khoảng cách giữa hai dải band bị thu hẹp thì đây là báo hiệu thị trường có thể sắp đảo chiều. Tuy nhiên nó sẽ không cho bạn biết điều gì về hướng đi, bạn phải chuẩn bị cho giá cả đi theo cả hai hướng.
– Nếu nến phá vỡ xuống dưới dải phía dưới, nhìn chung động thái tiếp tục trong xu hướng giảm.
– Nếu nến phá vỡ lên trên dải phía trên thì sẽ tiếp tục trong một xu hướng tăng.
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI – Relative Strength Index
Sau khi đã xác định được xu hướng bạn cần xác định được độ mạnh yếu của xu hướng. Sau đó quyết định có nên vào lệnh hay không. Nếu quyết định tham gia giao dịch bạn có thể cân nhắc canh ngay khi xu hướng đang tăng hoặc khi xu hướng đang giảm đã được xác nhận.
Ngoài ra, bạn có thể chờ một cơ hội mới khi một đợt pullback trong xu hướng chính tổng thể lớn hơn. Lúc này mang lại cho bạn cơ hội rủi ro thấp hơn. Đối với điều này, một trader sẽ dựa vào chỉ báo quá mua/quá bán của thị trường để vào lệnh hợp lý. Một trong các chỉ báo áp dụng có hiệu quả là chỉ số RSI – Chỉ số sức mạnh tương đối.

Chỉ báo ATR là gì? Cách dùng ATR hiệu quả
Fibonacci là gì? Cách dùng Fibonacci hiệu quả
Giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 100. Chỉ số trung lập năm ở mức 50. Nếu tất cả các hành động giá đều tăng, chỉ báo sẽ tiến tới mức 100. Trường hợp tất cả các hành động giá đều giảm, thì chỉ báo sẽ tiếp cận 0. Khi đường chỉ báo di chuyển trong khoảng giao động từ 70 đến 100, thị trường đang ở trạng thái quá mua. Nếu chỉ báo có sự di chuyển từ 0 đến 30, thị trường đang trong trạng thái quá bán.
Xem thêm: Vitamin 3B Là Thuốc 3B Có Tác Dụng Gì, Vitamin 3B Có Tác Dụng Gì Cho Da
Kết luận
Trên đây là 4 chỉ báo xác định xu hướng được các nhà đầu tư sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong. Ngoài giao dịch forex, các chỉ báo indicators còn hoạt động có hiệu quả trên nhiều thị trường tài chính khác. Mặc dù là các chỉ báo xu hướng nhưng không có hệ thống nào giao dịch hoàn hảo. Bạn không nên chỉ dựa một chỉ báo mà hãy kết hợp nó với một vài công cụ phân tích khác và kiên trì luyện tập thường xuyên sẽ mang lại quyết định chính xác hơn.